Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Học kế toán máy: "Các sai phạm và các tổn thất về kinh tế trong quản lý thuế"

Học kế toán máy: "Các sai phạm và các tổn thất về kinh tế trong quản lý thuế"

Học kế toán thuế ở đâu tốt? CENSTAF liên tục tổ chức các khóa đào tạo kế toán thuế chuyên sâu trong các loại hình doanh nghiệp. Khóa học "Các sai phạm và những tổn thất về kinh tế trong quản lý thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN" đã giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong  quá trình quyết toán thuế.

         Năm 2012, 2013 là năm rất nhiều các đạo luật mới, trong đó có các luật thuế mới rất quan trọng đến mỗi Doanh Nghiệp và người dân đó là: Thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN),...và để thực hiện luật quản lý thuế được tốt nhất, Nhà nước ngày càng tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác thanh - kiểm tra thuế ở các DN đối với việc thực hiện 3 luật thuế trên. Trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam: Thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN được coi là 3 đạo luật thuế khổng lồ vì chúng có số thu rất lớn trong tổng thu NSNN và có ảnh hưởng trực tiếp đến DN và NLĐ. Nguồn thu từ 3 sắc thuế này lấy từ đâu? Chủ yếu là ở Doanh nghiệp hay người dân? Câu trả lời là thuế GTGT thì do người tiêu dùng cuối cùng (doanh nghiệp và người dân) chịu và doanh nghiệp chỉ là người nộp hộ. Vậy các DN phải hiểu luật thuế này như thế nào để việc “nộp hộ” không bị sai mà lại bị “nộp thật” từ túi tiền DN mình do việc Giám đốc và kế toán xác định sai nên bị xử phạt sau thanh tra. Còn thuế TNDN, thuế TNCN thì ai phải chịu khoản thuế này? Sắc thuế này tại sao lại cực kỳ hà khắc trong kê khai, quyết toán đối với DN (ông chủ và NLĐ) vậy? Vì sao các đoàn thanh tra lại rất “nghiêm khắc” khi thanh-kiểm tra quyết toán các đạo luật thuế này đối với cộng đồng DN và cá nhân có thu nhập cao tại Việt Nam?. Vì là thuế trực thu nên thuế TNDN và thuế TNCN đánh trực tiếp vào túi tiền của ông chủ - người sở hữu DN và NLĐ có TN cao trong DN, đó chính là lợi nhuận mà DN hay là thu nhập của NLĐ làm ra trong suốt một năm trời thậm chí có DN kinh doanh bị “lỗ thật trong sổ sách kế toán nhưng khi đoàn thanh tra về kiểm tra lại “lãi nhiều” sau khi thanh tra quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN cuối năm, DN bị truy thu và bị xử phạt hàng chục, hàng trăm triệu ở các DN nhỏ, thậm chí bị phạt lên đến hàng tỷ, hàng chục tỷ ở các DN lớn (DNNN và các Tập đoàn, Tcty) do tính toán, kê khai và quyết toán sai 2 đạo luật thuế này. 

         Vậy làm thế nào để “bảo vệ” và “tiết kiệm” những khoản “lợi nhuận hay thu nhập” mà suốt cả 1 năm trời DN và NLĐ vất vả làm ra lại không bị “mất thuế” vì bị phạt do hiểu sai luật mà lại còn “được thuế” hay “tiết kiệm thuế” vì hiểu và làm đúng luật thuế để từ đó giúp DN xây dựng được 1 “phương pháp giải trình và quản trị thuế năm 2013 hiệu quả” nhằm tạo ra được nhiều lợi ích nhất cho DN mình trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt về mọi mặt (sản phẩm, công nghệ, con người được đào tạo bài bản và qui trình quản lý,…) như hiện nay.

         Để giúp các DN quản trị, quyết toán thành công 3 đạo luật thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN năm 2013 với các đoàn thanh - kiểm tra thuế các cấp và phòng ngừa, hạn chế tối đa các “rủi ro-sai phạm đang mắc phải” khi hàng loạt các chính sách thuế mới của Nhà nước liên tục thay đổi và để nhằm tránh được những tổn thất về kinh tế xảy ra đối với các DN và NLĐ, Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo cán bộ và Tư vấn Tài chính-Kế toán-Thuế (CENSTAF) thuộc CENSTAF GROUP - Thành viên Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VCTA), tổ chức có uy tín hàng đầu ở Thủ đô Hà Nội và cả nước về đào tạo nghề kế toán thuế thực tế chuyên sâu, đào tạo kế toán trưởng, đào tạo thực hành kế toán tổng hợpthực hành kế toán máythực hành kế toán thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính, quyết toán thuế.

I. Nội dung khóa học kế toán thuế:

PHẦN I – CÁC SAI PHẠM (RỦI RO) VÀ NHỮNG TỔN THẤT VỀ KINH TẾTRONG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG NĂM 2012-2013


1. Rủi ro về kê khai, khấu trừ và hoàn thuế GTGT đối với TSLĐ và TSCĐ theo luật thuế mới 20113(Các bài tập tình huống ứng dụng và các giải pháp quản lý hiệu quả tránh sai phạm trong DN, vận dụng lý thuyết kế toán, các thông tư nghị định chính sách thuế mới nhất, các đạo luật để xử lý tình huống)?
2. Rủi ro về xác định doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNDN đối với các loại SP, HH, DV, CTXL năm 2011 (Các BT tình huống ứng dụng và các giải pháp quản lý thuế hiệu quả tránh sai phạm bị xử phạt nhiều trong các loại hình DN)?

PHẦN II – CÁC SAI PHẠM (RỦI RO) VÀ NHỮNG TỔN THẤT VỀ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ CPSXKD TRONG QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2013


1. Chi phí kế toán là gì? Chi phí thuế là gì? 
Chúng khác nhau như thế nào thông qua các chế độ, chính sách của Nhà nước? Việc khác nhau đó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác Quyết toán thuế cuối năm 2013 không? ảnh hưởng bị xử phạt hành chính và hình sự như thế nào? 
2. Các nguyên tắc xác định chi phí được trừ và chi phí không được trừ năm 2013: Cơ sở để quản lý chi phí SXKD 2013 hiệu quả?
3. Chi phí khấu hao TSCĐ (Cách xác định chi phí khấu hao như thế nào để được chấp nhận là chi phí được trừ và những trường hợp khấu hao TSCĐ như thế nào được coi là chi phí không được trừ bị xử phạt trong QT thuế TNDN 2013?
4. Chi phí NVL, hàng hóa sử dụng trong SXKD (Cách xác định chi phí NVL, hàng hóa như thế nào để được chấp nhận là chi phí được trừ và những trường hợp như thế nào được coi là chi phí không được trừ bị xử phạt trong QT thuế TNDN 2013?
5. Chi phí tiền lương, tiền công, BHXH, BHYT, BHTN, BH tai nạn,... (Cách xác định những khoản chi phí này như thế nào để được chấp nhận là chi phí được trừ và những trường hợp như thế nào được coi là chi phí không được trừ bị xử phạt trong QT thuế TNDN 2013?
6. Chi phí tiền phụ cấp ăn ca, xăng xe, điện thoại, phụ cấp tàu xe,... (Cách xác định những khoản chi phí này như thế nào là chi phí được trừ và những trường hợp như thế nào được coi là chi phí không được trừ bị xuất toán trong QT thuế TNDN 2013?
7. Chi phí công tác phí trong và ngoài nước, chi phí lãi vay, CP chênh lệch tỷ giá, CP trích lập dự phòng, CP tiêu thụ hàng hóa, chi phí thuế, v.v ... (Cách xác định những khoản chi phí này như thế nào là chi phí được trừ và những trường hợp như thế nào được coi là chi phí không được trừ trong QT thuế TNDN 2013?

PHẦN III – CÁC SAI PHẠM (RỦI RO) VÀ NHỮNG TỔN THẤT VỀ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN NĂM 2013


1
. Thanh-kiểm tra về việc xác định đối tượng nộp thuế TNCN? (Các bài tập tình huống để hiểu sâu và vận dụng tốt, hiệu quả trong thực tế quản lý thuế TNCN 2013?)
2. Thanh-kiểm tra về viêc áp dụng biểu thuế TNCN? Cách vận dụng biểu thuế như thế nào cho đúng và hiệu quả đối với các khoản thu nhập của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú?
3. Thanh-kiểm tra việc Giảm trừ gia cảnh trong DN như thế nào? Mức giảm trừ là bao nhiêu? Thế nào là người phụ thuộc được trừ khi tính thu nhập tính thuế TNCN?Thủ tục để chứng minh là người phụ thuộc như thế nào? (Các bài tập tình huống để hiểu sâu và vận dụng tốt, hiệu quả trong thực tế?)
4. Thanh-kiểm tra việc tính toán, kê khai và quyết toán thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế năm 2013, các giải pháp quản lý thuế TNCN 2013 hiệu quả đối với cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú như thế nào đối với các khoản thu nhập từ: tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, đầu tư chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; ... ? (rất nhiều tình huống thực tế sai phạm về thuế TNCN 2013 mà các DN đang mắc phải để từ đó giúp cho các học viên hiểu sâu và vận dụng tốt, hiệu quả trong quản lý thuế tại DN mình tránh được các sai phạm về hành chính và hình sự đang xảy ra hiện nay?).

II. Giảng viên khóa học kế toán thuế: 


Tiến sỹ Trần Huy Hoàng - TGĐ CENSTAF GROUP (Thành viên Hội tư vấn Thuế Việt Nam - chuyên gia cao cấp về đào tạo thực tế, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo thuế; tư vấn thuếdịch vụ thuế, kiểm toán, thanh-kiểm tra quyết toán thuế của CENSTAF GROUP).

III. Phương pháp giảng dạy khóa học kế toán thuế:


Học theo phương pháp tư duy năng động, hiểu kỹ để quản lý tốt và hiệu quả nhất. Được truyền đạt kinh nghiệm trực tiếp qua các cuộc thanh tra - kiểm tra thuế và đối thoại trực tiếp để cùng giải đáp hiệu quả các thắc mắc của DN và học viên về những vướng mắc mà các DN đã, đang và sẽ mắc phải trong quản lý thuế năm 2013.
     

 V. Các khóa học kế toán trưởngthực hành kế toán thuế: 

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Công văn Số: 416/TCT-KK V/v xử phạt nộp chậm hồ sơ khai thuế sau 90 ngày.

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 416/TCT-KK
V/v xử phạt nộp chậm hồ sơ khai thuế sau 90 ngày.
Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2014

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Kiên Giang
Trả lời công văn số 1329/CT-THNVDT ngày 21/11/2013 của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang vướng mắc về xử phạt nộp chậm hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Điều 32; Điều 33 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 19/11/2006 quy định về thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế và gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Điều 106 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định về xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế.
1. Người nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và bị xử phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
"2. Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp hoặc không khai thuế nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì bị xử phạt chậm nộp thuế theo quy định tại Điều này, nhưng không bị xử phạm vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế".
3. Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết…"
Điều 108 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 19/11/2006 quy định về xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
"Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn:
Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 của Luật này hoặc hết thời hạn gia hạn hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật này".
Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thay đổi thông tin hồ sơ đăng ký thuế: "Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để làm thủ tục chuyển địa điểm".
Điểm 1.2 Mục I Phần B Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế: "1.2 Phạt tiền 1.100.000, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 20 ngày trở lên".
Căn cứ các quy định trên, trường hợp DNTN Minh Tài di dời địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nên ngày 06/11/2012 cơ quan thuế phát hành Thông báo doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh gửi các cơ quan ban ngành có liên quan. Tuy nhiên đến ngày 25/10/2013, DNTN Minh Tài đến cơ quan thuế nộp đầy đủ hồ sơ khai thuế (sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế) đồng thời tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp và số tiền phạt chậm nộp vào NSNN trước khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thì DNTN Minh Tài không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, trốn thuế, gian lận thuế.
DNTN Minh Tài bị phạt tiền đối với hành vi không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn trên 20 ngày theo quy định tại Điểm 1.2 Mục I Phần B Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/7/2007 của Bộ Tài chính.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Kiên Giang biết và hướng dẫn đơn vị thực hiện.



Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ PC; CS;
- Vụ TT-Hỗ trợ;
- Lưu: VT, KK.
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Trần Văn Phu

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Học kế toán máy: Học kế toán máy trên phần mềm

Học kế toán máy: Học kế toán máy trên phần mềm Misa
Khoá học kế toán máy: “Thực hành kế toán máy trên phần mềm Misa được CENSTAF thiết kế với thời lượng thực hành trên máy là 100% thời gian.

I. Tổng quan chế độ, hệ thống kiến thức trước khi học kế toán máy

       
         Trước khi "Học kế toán máy trên phần mềm Misa" thì học viên sẽ được CENSTAF bổ trợ 2 buổi học (miễn phí) về chế độ chính sách kế toán mới nhất:
 - Buổi 1: Cập nhật toàn bộ các thông tư, nghị định, chính sách thuế mới nhất đang được sử dụng để trong quá trình học kế toán máy học viên sẽ vận dụng kiến thức lý luận này để hạch toán, xử lý các khoản chi phí phát sinh của DN, đưa các khoản chi phí này trở thành chi phí hợp lý, hợp lệ, hợp pháp được cơ quan thuế chấp nhận.

- Buổi 2: Hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức trong loại hình doanh nghiệp mà mình đăng ký, phân tích đặc thù loại hình doanh nghiệp để học viên có cái nhìn tổng quan và nắm được kiến thức một cách hệ thống, bài bản nhất.

        Sau hai buổi chế độ chính sách này, học viên sẽ bước vào "Thực hành kế toán máy trên phần mềm Misa". Học viên sẽ được hướng dẫn làm công việc của một kế toán tổng hợp, kế toán thuế thực sự. Được hướng dẫn từ khâu nhập số liệu (tức hạnh toán đúng theo các thông tư, nghị định, chính sách thuế hiện hành), vào các hệ thống sổ, lên báo cáo tháng, quý, đặc biệt là báo cáo tài chính cuối năm. Đọc, hiểu rõ báo cáo tài chính, tư vấn thuế được cho BLĐ doanh nghiệp khi cần.

II. Giáo trình của khóa học kế toán máy trên phần mềm Misa:


        Giáo trình mà học viên được thực hành ở đây là bộ hoá đơn chứng từ “sống” của doanh nghiệp “sống”. Bộ Giáo trình đã tập hợp được toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của một doanh nghiệp thực, giúp cho học viên có cơ hội được va vấp thực tế rất mạnh. Qua đây, học viên được rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm Misa ,kỹ năng xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế, được chia sẻ kinh nghiệm giúp học viên sau khoá học có được năng lực thực sự để làm việc.

III. Giảng viên của khóa thực hành kế toán thuế trên phần mềm Misa:

      
         Với đội ngũ giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm làm dịch vụ kế toán thuế, kiểm toán, đào tạo thực tiễn, có phương pháp sư phạm, trẻ, nhiệt tình, đam mê trong lĩnh vực đào tạo kế toán thuế, nhất định học viên sẽ thành nghề.

IV. Kết thúc khóa học thực hành kế toán máy trên phần mềm Misa:


       Cuối khóa học, học viên thực hiện bài Test đầu ra nhằm đánh giá, xếp loại học viên tốt nghiệp trên chứng chỉ đào tạo nghề kế toán, đồng thời đánh giá chất lượng quá trình đào tạo. 
        Đặc biệt, sau khóa học các học viên được CENSTAF hỗ trợ tư vấn miễn phí và vĩnh viễn về các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình công tác thực tế.

V. Các khóa đào tạo kế toán trưởngđào tạo kế toán thuế khác:




Chi tiết về khóa học xin vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn tuyển sinh!

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO CÁN BỘ VÀ TƯ VẤN
TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN - THUẾ
( CENSTAF )
Tầng 3, Số 6, Phố Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Đống Đa , Hà Nội.
Mr. Nam: 0987294345

CENSTAF - ĐÀO TẠO ĐI TỚI ĐỨC TÀI!