Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Học viên tham dự khóa học kế toán ngày 22/1/2015 về 3 luật thuế tại Bình Dương chia sẻ câu hỏi sau khóa học

Học viên tham dự khóa học kế toán ngày 22/1/2015 về 3 luật thuế  tại Bình dương chia sẻ câu hỏi sau khóa học kế toán chuyên sâu

Em có vấn đề mong ban tư vấn gỉai đáp :

Năm 2014 công ty chúng tôi có gia công hàng cho Công ty JSP của Nhật bản, hợp đồng kết thúc tháng 12/2014.
Sang năm 2015 chúng tôi ký hợp đồng gia công với cty Hayabusa Fishing hook - nhật bản.

Tuy nhiên, do sơ sót công ty JSP đã thanh toán dư 350.000 usd vào tháng 01 và tháng 02 năm 2015.

Chúng tôi dự định xử lý khoản tiền này như sau :

-          lập đối chiếu công nợ 3 bên giữa JSP-Hayabusa Việt nam – Hayabusa Fishing hook : số tiền JSP thanh toán dư cho Hayabusa Việt nam sẽ trừ vào tiền hàng gia công năm 2015 của Hayabusa Fishing hook.

-          Lập phụ lục hợp đồng gia công 2015 giữa Hayabusa Việt nam và Hayabusa Fishing hook : qui định số tiền gia công 350.000 usd sẽ trừ vào tiền bên JSP đã trả dư cho Hayabusa Việt nam vào tháng 01 và tháng 02 năm 2015.

Vậy chúng tôi xin được hỏi  : cách xử lý như trên của chúng tôi có hợp lý và theo các qui định hiện hành về thanh toán 03 bên chưa ? Thủ tục thanh toán như trên có đảm bảo để hoàn thuế GTGT do gia công hàng xuất khẩu không ?

 hoc ke toan may, học kế toán máy

Trao đổi:
- Theo K4 Đ15 TT219/2013/TT-BTC  ngày 31/12/2013 của BTC qui định:

Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:
a) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hoá, dịch vụ mua vào với hàng hoá, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.
b) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.
c) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.
Vậy đối với TH cty em (A) đã nhận thừa tiền của cty JSP Nhật Bản (B) thì 2 bên phải thanh lý hợp đồng ngoại đã ký và xác nhận số tiền 350.000$ là số tiền thừa mà A cần phải trả lại cho B.

TH cty em (A) lại ký hợp đồng với cty Hayabusa Fishing hook - Nhật bản (C) và khi thanh toán muốn lấy số tiền trả dư của B để thanh toán cho C thì trong hợp đồng giữa A và C cần qui định rõ C ủy quyền cho B thanh toán cho A bằng số tiền mà B chuyển dư cho A tại hợp đồng... hoặc Phụ lục hợp đồng ký trước ngày phải thanh toán giữa A và C có qui định nêu trên sau đó phải có Biên bản bù trừ công nợ 3 bên thì khi đó áp dụng điều khoản trên để giải trình, chứng minh.

- Để cẩn thận hơn trong việc giải trình PL thuế qui định việc ủy quyền phải có trong hợp đồng nhưng cty em lại thể hiện ở Phụ lục hợp đồng thì khi đó phải sử dụng luật chuyên ngành mà giải thích (đó là luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật thương mại về hợp đồng kinh tế).

- Ngoài ra cty em nên làm CV gửi CQ thuế quản lý về việc nêu trên để có văn bản trả lời cụ thể của Cục thuế BD mà áp dụng + giải trình sau này.


Ban Hỗ Trợ tư vấn Thuế CENSTAF GROUP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét